Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Ẩm thực Rubk: Ăn kiểu Hội An
Hội An có lẽ là một trong những địa danh nhiều đặc sản nhất Việt Nam. Phàm đã ghé qua phố Hội thì nhất định không thể không thưởng thức Hoành thánh, Cơm gà, Cao lầu, Bánh đập, Hến trộn và Bánh vạc.

 


 



Bạn có thể nếm thử Cao Lầu trong một nhà hàng dễ thương ngay mặt phố, nơi mà người phục vụ bàn với nụ cười tươi rói hồn hậu có thể chào bạn bằng cả tiếng Anh và tiếng Pháp. Đồ ăn thì tuyệt ngon, bát ăn sạch sẽ, khăn trải bàn thẩm mỹ và sau khi đứng lên bạn chỉ phải chi trả chừng 50.000 đồng.


Tôi gọi một bát Cao Lầu và một đĩa Bánh Vạc, như hầu hết những khách viễn du da trắng ở bàn bên cũng đều gọi giống thế. Bánh Vạc được làm bằng bột gạo có hình hoa hồng rất tinh tế, nhân bánh là thịt heo xay, ăn kèm với hành phi chấm nước mắm pha truyền thống. Còn Cao Lầu thì đặc biệt hơn nữa, chỉ ngon khi được ăn ở Hội An, cũng như phở bò chỉ ngon khi được ăn ở Hà Nội. Người Sài Gòn, người Huế, người Việt ở Paris, California... cũng làm Cao Lầu nhưng dân sành nếm thử cứ thấy làm sao ấy, thiêu thiếu một thứ gì đó rất khó gọi tên.


Thành phần của Cao Lầu rất đơn giản, chỉ có sợi mỳ, thịt xá xíu, tóp mỡ, chút nước dùng, giá chần và rau sống, chẳng chút gì cao lương mỹ vị. Nhưng công đoạn tìm kiếm và chế biến thực phẩm lại khá cầu kỳ. Có phải vì vậy mà người ta không thể tái tạo phiên bản Cao Lầu ở bất kỳ nơi nào khác ngoài Hội An? Sợi mỳ Cao Lầu được làm từ gạo thơm, mà gạo ấy phải được ngâm bằng nước tro nấu củi chưng cất từ Cù Lao Chàm. Chỉ loại tro củi ấy mới cho ra sợi mỳ đặc trưng vừa giòn vừa dẻo.


Sau khi lọc, gạo được đem xay thành bột mà thứ nước dùng để xay gạo lại không phải nước máy, nước mưa, nước sông, nước suối hay nước giếng thường mà phải là thứ nước ngọt mát không phèn ở giếng Bá Lễ do người Chăm khoan cách đây cả ngàn năm. Thịt xá xíu trong Cao Lầu thơm ngon, mềm mịn chứ không khô và cứng như xá xíu mỳ vằn thắn ở những vùng khác. Hỏi ra thấy bảo ấy là người ta dùng thịt heo cỏ, mỏng da, nhiều nạc nên nước dùng mới được ngọt dịu.


Rau sống cũng chỉ ở làng Trà Quế mới ngon. Hèn chi tôi đã từng ăn Cao Lầu lần đầu tiên trong một khách sạn, thấy mất cảm tình hẳn với món ăn xứ Quảng. Món Cao Lầu ấy chuồi chuội những mỳ và nước nhạt hoét, thịt heo bứ ngay nơi cổ, muốn nuốt xuống mà không trôi. May mắn làm sao niềm tin với Cao Lầu đã được phục hồi sau khi tôi thử những sợi mỳ sừn sựt đậm đà trong hương vị thơm ngậy của xâm xấp nước dùng ở một nhà hàng Hội An thuần nhất.


Tôi ăn hết đĩa bánh vạc, trong khi mắt liếc nhìn món Hoành Thánh ở bàn bên cạnh, biết rằng sức chứa của mình có hạn. Nhưng dù là Cao Lầu, Hoành Thánh hay Bánh Vạc cũng đều mang hương vị đặc trưng nhuần nhị đầy duyên thầm của xứ Hội này.


Mỗi lần đến một xứ lạ, dù cảnh sắc có hữu tình đến đâu, không gian có mới lạ nhường nào, vẫn không tránh khỏi một cảm giác vô hình len vào giữa những thi vị, ấy là cái cảm giác mình là khách. Nhà cửa đây không phải nhà của mình, những con người này mình không quen biết, văn hóa ở đây hoàn toàn lạ lẫm. Vui đấy, phấn chấn đấy giữa những khám phá mới, rồi lại cô đơn tức thì trong khoảnh khắc giữa những con người lạ xa. Nhưng Hội An không đẩy đưa cảm giác ấy đến cho du khách.


Hội An, đôi phần lại giống một ngôi làng nhỏ. Giữa phố cổ, hỏi tiệm cơm gà đâu ngon nhất, chàng thanh niên đứng bán các loại bánh rán đang bốc khói trong một chiếc xe đẩy nhỏ vội vã chỉ dẫn, như thể khách ăn cơm gà thay vì ăn bánh rán của cậu cũng chính là niềm vinh dự.


Thì ra tiệm cơm gà, một đặc sản nữa của Hội An ở ngay đấy thôi, biển đề đầu ngách mà khách phải đi vào tận sâu bên trong. Một người phụ nữ đứng tuổi đang ngồi chặt gà cho khách, người phụ trẻ hơn niềm nở mời khách vào nhà. Tiệm đã ở trong ngõ, lại còn mở ngay trong nhà, cách bài trí còn nguyên đấy cho thấy cái tiệm này giống nhà, chứ không ra dáng nhà hàng. Hai mẹ con người chủ loay hoay bên chiếc bàn hàng bé xíu, với chút xíu nguyên vật liệu, cứ như thể nhân bữa cơm thì phục vụ luôn cho khách lỡ độ đường.


Gà được chặt miếng nhỏ (trong khi hầu hết những quán cơm gà khác ở Hội An đều được xé tơi) và ngào với gia vị, rau dăm, hành tây. Miền Bắc gọi đấy là món gà xé phay. Người phục vụ bưng lên một bát nước dùng kèm mỗi suất. Nước dùng gà ngọt lịm, thêm cả chút lòng, mề, gan thái nhỏ. Cơm nấu bằng mỡ gà thơm ngậy. Khách ăn cuống quýt sau chặng đường xa nhọc mệt, hay vì món ăn ngon quá, hay vì cả nụ cười của người bán quán áo hoa.


Khách ngỡ đâu mình đang ngồi ăn ở nhà, cùng người bà, người chị thân thiết đang chăm sóc bên cạnh. Không khí lạ lạ quen quen, ấy không phải ta là khách nơi phố cổ. Ăn xong rồi, quay về lối cũ, chợt giật mình khi chàng thanh niên bán bánh rán ban nãy gọi với theo, nụ cười tươi rói: “Chị ăn cơm gà được chưa hả chị?” - “Ăn rồi, ngon lắm. Cảm ơn cậu”. Miệng lại cười ấm áp. Thương đến thế người Hội An. Dù rằng quán ấy cũng chẳng phải ngon nhất. Ngon nhất, ấy phải ra quán Bà Buội, 22 đường Phan Chu Trinh (mà cũng có thể gọi là phố cơm gà với vô số hàng cơm gà nằm trong những ngôi nhà cổ).


Cũng trong phố cổ ấy, có quán Cà phê Nhà quê nằm tận ngõ hẻm. Quán cà phê nhưng chủ yếu là bán đồ ăn tối. Món ăn không được ngon lắm, lại khá đắt, nhưng bù lại chồng chị chủ quán có cây ghi ta điện và một chiếc trống tự chế. Khách Tây khách Tàu ngồi tự gõ trống đệm, còn ông chủ chơi đàn “Besame, Besame Mucho...”. Giai điệu trống phách nhộn nhịp bên những bàn ghế đơn sơ của quán Nhà quê. Khách sung sướng, chủ hớn hở đàn ca sáo nhị.


Khách ăn hết rồi cũng phải về. Còn lại mình tôi. Bác chủ quán chơi bài “Hạ trắng”, mời tôi hát mãi mà tôi không, vì còn phải ăn nốt món Cao lầu đã chớ, thì bác tự hát vậy. Hát nửa chừng lại có điện thoại kêu bác xuống ghe chơi đàn. Té ra bác có hợp đồng với mấy chủ ghe. Khách đi thuyền ngắm cảnh sông đêm nếu muốn được phục vụ nhạc thì chủ ghe gọi bác vác đàn xuống. Chắc lại điệu “Besame Mucho” dưới ghe lung linh ánh nến. Bác chủ quán tài tử chia tay khách để chạy sô, ra điều lưu luyến lắm, cứ như thể bạn thân lâu ngày không gặp.


 


 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây (10-04-2024)
    Du khách Hàn Quốc 'phải lòng' bãi biển cát mịn và làn nước trong xanh của Việt Nam (02-04-2024)
    Danh thắng địa chất độc nhất vô nhị: Bàn Than – Hòn Mang – Hòn Dứa (02-03-2024)
    Quảng Bình: Những con số 'biết nói' ở làng du lịch tốt nhất thế giới (18-02-2024)
    Báo Australia nêu '9 điều tuyệt vời nhất nên làm ở Việt Nam' (01-02-2024)
    Hơn 90.000 lượt du khách trong và ngoài nước đến Lễ hội Tết Việt (21-01-2024)
    Kinh nghiệm du lịch Bãi Sao Phú Quốc (08-01-2024)
    Hoa kiểng Sa Đéc mang lại hơn 6.000 tỉ đồng cho tỉnh Đồng Tháp (30-12-2023)
    Tàu Diamond Princess đưa khách du lịch trở lại Cố đô Huế (11-12-2023)
    Tà Xùa - Một trong những thiên đường săn mây đẹp nhất miền núi phía Bắc (11-12-2023)
    Chương trình quảng bá 'Miền Di sản Diệu kỳ' hứa hẹn thu hút du khách Malaysia (23-10-2023)
    Hải Dương giới thiệu nhiều sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ đặc sắc (28-09-2023)
    Phố đi bộ đậm chất châu Âu giữa lòng Hà Nội: Địa điểm check-in mới toanh cho giới trẻ (13-09-2023)
    Cặp bánh trung thu lớn nhất Việt Nam sẽ xuất hiện ở Festival Chí Linh – Hải Dương 2023 (11-09-2023)
    Thành phố nào của Việt Nam lọt top được yêu thích nhất châu Á năm 2023? (29-07-2023)
    3 điểm đến ở Việt Nam vào danh sách nơi tránh nóng lý tưởng ở châu Á (26-07-2023)
    Tạp chí Hàn Quốc nêu 5 lý do nên đến Nha Trang trong Hè này (24-07-2023)
    Câu chuyện ly kỳ của người đàn ông miền sơn cước tìm ra hang động lớn nhất thế giới (22-07-2023)
    Du khách reo hò khi bất ngờ gặp 'điềm may' cá nhám voi ở biển Kỳ Co - Eo Gió (20-07-2023)
    Người đàn ông 30 năm miệt mài xé quần jeans (20-07-2023)

Các bài viết cũ:
    Độc, lạ sỏi mầm Hậu Giang (14-07-2017)
    Dập dìu hồ Tơ Nưng (11-07-2017)
    Xôi quê (08-07-2017)
    Khi bầy chim sẻ trở về (05-07-2017)
    Mê mẩn vườn hoa mười giờ rực rỡ ven sông  (01-07-2017)
    Thưởng thức “Giọt đắng” Buôn Mê (27-06-2017)
    Vẻ đẹp của hồ Núi Cốc (22-06-2017)
    Ngược xứ Lạng thưởng thức món ngon khó cưỡng (19-06-2017)
    Cốm làng Vòng - tinh hoa đất kinh kỳ (15-06-2017)
    Say đắm cung đường chữ S huyền thoại ở Mộc Châu (12-06-2017)
    Homestay ở Việt Nam (10-06-2017)
    Sắc màu dim sum (08-06-2017)
    Chè thốt nốt – đặc sản An Giang (06-06-2017)
    Góc phố Venice giữa lòng Hà Nội (25-05-2017)
    Ngậm ngùi hủ tiếu Sài Gòn (22-05-2017)
    Đừng ví Lý Sơn như Maldives hay Jeju (14-05-2017)
    Ngắm hoa gạo đỏ rực trong rừng Cúc Phương (03-05-2017)
    Trải nghiệm nhất định phải thử khi đặt chân đến Sapa (25-04-2017)
    Hàng trăm món ăn độc đáo tại lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (21-04-2017)
    Tận thấy nơi khai sinh sự tích Thạch Sach giết chằn tinh (12-04-2017)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152765483.